RFID là gì? Ứng dụng của RFID trong sản xuất

Công nghệ RFID là gì?

RFID là viết tắt của từ Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Khi đó cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số đó thường được sử dụng trong RFID là 125Khz hoặc 900Mhz . 

Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Một thiết bị RFID được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là thiết bị đọc và thiết bị phát mã có gắn chip. Trong đó thiết bị đọc được gắn antenna thu phát sóng điện từ, còn thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID có chứa một mã số nhất định sao cho không trùng lặp với nhau.

Nguyên lý hoạt động công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Nguyên lý truyền thông của công nghệ RFID

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID

RFID hoạt động ở bốn dải tần số vô tuyến: tần số thấp (LF), tần số cao (HF), tần số cực cao (UHF) và tần số siêu cao (SHF hay microwave RFID).

  • RFID tần số thấp khoảng từ 30 KHz – 500 KHz, tần số thấp thường ở mức 125 KHz. Phạm vi truyền tín hiệu ngắn, khoảng từ vài cm đến 1 mét.
  • RFID tần số cao khoảng từ 3 MHz – 30 MHz, thường ở mức 13.56 MHz. Phạm vi truyền tín hiệu trong khoảng vài cm cho đến vài mét.
  • RFID tần số cực cao trong khoảng từ 300 MHz – 960 MHz, thường ở mức 433 MHz. Phạm vi truyền tín hiệu trên 8 mét.
  • RFID tần số siêu cao có khoảng từ 2.45 GHz trở lên và có phạm vi truyền tín hiệu hơn 10m.

Ngoài tần số ra thì phạm vi truyền và đọc dữ liệu của RFID còn phụ thuộc vào loại thẻ, loại đầu đọc,  rào cản vật lý và nhiễu môi trường như bê tông, cửa, kính, mưa, tuyết rơi,…giữ thiết bị đọc và chip RFID.

Ứng dụng của công nghệ RFID

Với ưu điểm về mặt công nghệ như vậy nên sự bảo mật và độ an toàn của các thiết bị ứng công nghệ RFID là rất cao.

  • Ứng dụng quản lý bán hàng: Chip RFID (tag) được gắn với các hàng hóa trong đó. Thiết bị Reader và antenna được gắn bên ngoài cửa kiểm soát. Nếu một đồ vật chưa được tháo chip đi qua cửa kiểm soát thì thiết bị Reader dễ dàng nhận dạng thấy và phát cảnh bảo.
  • Ứng dụng RFID quản lý kho: Thông qua việc cung cấp đầy đủ và chính xác cho nhà quản trị các thông tin về lượng hàng tồn, rút ngắn thời gian nhập, xuất và kiểm kê kho sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp và gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
  • Ứng dụng quản lý tài sản: Giúp công ty có thể tự động theo dõi các tài sản quan trọng khi chúng di chuyển vào và ra khỏi một khu vực – cho dù đó là một căn phòng, nhà nhà kho hay kể cả sân bay, trung tâm dữ liệu, trong hệ thống giao thông vận tải
  • Ứng dụng kiểm soát ra vào: Công nghệ RFID có khả năng kiểm soát hoàn toàn tình hình di chuyển của con người, hàng hóa, thiết bị,… qua các khu vực khác nhau, cho phép đi qua/không đi qua, từ đó giúp cho việc giám sát an ninh của lực lượng quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng tổ chức sự kiện: RFID giúp kiểm soát, cung cấp thông tin người tham dự cũng như đưa ra các dữ liệu về sự quan tâm của người tham dự đến vấn đề gì trong sự kiện.

Liên hệ với chúng tôi

error: Content is protected !!
Call Now Button