Theo thống kê tại Hội nghị đánh giá thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2018 và định hướng chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều ý kiến của các chuyên gia đã đánh giá những kết quả và nỗ lực vượt bậc của ngành chăn nuôi trong giai đoạn trên với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao cả về năng suất, sản lượng thịt, trứng, sữa hay sự mở rộng quy mô đàn, phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi cũng như chi phí sản xuất chăn nuôi cũng đã được cải thiện đáng kể.
Không chỉ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao mà nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi cũng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Ở Việt Nam đã dần hình thành các mô hình chuỗi liên kết khép kín sản xuất chăn nuôi tại hầu hết các địa phương dưới các hình thức: Chăn nuôi gia công, Hợp tác xã chăn nuôi, Doanh nghiệp và nông dân cùng làm,.. điển hình như mô hình sản xuất thịt lợn, gia cầm của công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam, chuỗi cung ứng trứng gia cầm của công ty cổ phần Ba Huân. Bên cạnh đó còn có sự vào cuộc mạnh mẽ của một số tập đoàn lớn chuyển hướng sang đầu tư hệ thống chăn nuôi gia súc như các tập đoàn Masan, Hòa Phát,..
Tuy nhiên, số đông hiện nay vẫn là các nông hộ nhỏ lẻ, công tác tổ chức sản xuất chăn nuôi thiếu tính kết nối, quản trị kém, chưa chú trọng đến chế biến sâu trên thị trường nên thiếu tính cạnh tranh trong thị trường Việt Nam và quốc tế. Cùng với đó là yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước và người tiêu dùng về công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của thực phẩm. Đặc biệt khi mô hình Hợp tác xã chăn nuôi tại các địa phương ngày càng phát triển, mô hình gom các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ về một tiêu chuẩn chung của hợp tác xã đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm tra thông tin hàng hóa từ khâu chăn nuôi – chế biến – phân phối. Đảm bảo toàn bộ các khâu trong quy trình tổ chức chăn nuôi, sản xuất đều phải được minh bạch, chi tiết và chính xác về thông tin, đáp ứng các tiêu chuẩn về chăn nuôi và chế biến thực phẩm.
Công nghệ RFID (tiếng Anh là Radio Frequency Identification) hay còn gọi là công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến là một giải pháp công nghệ nhận diện mới đã được triển khai rộng rãi trên thế giới trong các mô hình chăn nuôi bò mang tính công nghiệp và sản xuất quy mô lớn.
Trackify giới thiệu một số thông tin cơ bản về ứng dụng hệ thống RFID trong quản lý chăn nuôi bò hiện nay để quý vị có thể hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động:
1. Mô hình quản lý chăn nuôi bằng công nghệ RFID cơ bản
Một hệ thống quản lý gia súc bằng công nghệ RFID gồm một số thành phần cơ bản như sau:
- Thẻ RFID cho gia súc (RFID Ear Tag): Dùng để gắn lên tai cá thể bò hoặc cá thể heo;
- Thiết bị mã hóa để bàn (RFID Desktop Reader): Có thể mã hóa Barcode hoặc số hiệu của cá thể bò lên thẻ chip RFID;
- Thiết bị đọc thẻ RFID cố định (RFID Fix Reader): Dùng để lắp đặt tại các lối cửa ra vào chuồng trại để kiểm soát đàn, cá thể bò hoặc tích hợp tại các trạm cân;
- Thiết bị đọc thẻ RFID cầm tay (RFID Handheld Reader): Dùng để kiểm kê, quản lý các nghiệp vụ chăn nuôi cá thể bò;
- Thiết bị phụ trợ cho quá trình gán mã số và đeo thẻ cho các thể bò;
- Phần mềm quản lý theo dõi chi tiết trên thiết bị cầm tay và trên PC.
2. Mô hình thiết bị tương tác khác trong hệ thống quản lý chăn nuôi bò bằng công nghệ RFID
3. Mô hình giám sát trọng lượng cá thể bò tích hợp với hệ thống nhận diện bằng công nghệ RFID
Những mô hình quản lý chăn nuôi ứng dụng công nghệ RFID thành công trên thế giới đều phải trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm tra liên tục để đạt được kết quả tối ưu. Đặc biệt ở quy mô lớn, với nhiều hộ cá thể tham gia chu trình sản xuất, cung cấp khép kín thì đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất để hướng tới một tiêu chuẩn chất lượng cam kết vừa thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, vừa đáp ứng các tiêu chí của các nhà đầu tư.
Công nghệ RFID muốn triển khai thành công trong thực tiễn, không chỉ cần sự phối hợp từ khâu xây dựng rõ ràng quy trình giữa các thành phần tham gia dự án, nhằm thỏa mãn các yêu cầu vừa chung nhất vừa cụ thể nhất, mà sự thành công còn quyết định bởi sự vào cuộc mạnh mẽ của chủ đầu tư, các doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng công nghệ mới thay thế cho cách thức tổ chức sản xuất còn thủ công, đồng thời công nghệ RFID khi triển khai sẽ luôn luôn đòi hỏi những tùy chỉnh trong thực tế liên tục để hệ thống đạt kết quả tối ưu và gần như là một điều kiện quan trọng quyết định tới hiệu quả và thành công của dự án.