CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ RFID
Từ năm 2005 về trước, RFID được sử dụng chủ yếu cho các việc quản lý tài sản. 15 năm sau, chi phí của một thẻ RFID đã trở nên rẻ hơn rất nhiều, do đó số ứng dụng có thể áp dụng RFID ngày càng nhiều hơn do rào cản chi phí đã không còn cao như trước đây.
Tuy vậy không phải vấn đề nào công nghệ RFID cũng có thể xử lý tốt hơn các công nghệ nhận dạng tự động khác. Bên cạnh chi phí đầu tư ban đầu còn có phát sinh chi phí vận hành khi áp dụng một công nghệ mới vào. Bạn cần cân nhắc tất cả các yếu tố này để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư được khi áp dụng RFID.
RFID có giá trị nhất khi được dùng để:
- Giảm chi phí thuê lao động cao.
- Giảm chi phí cao do việc sai sót dữ liệu khi nhận dạng và xử lý hàng hóa.
- Giảm thời gian sản xuất hay giảm nhân lực
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là mục tiêu hàng đầu.
- Nâng cao tốc độ và hiệu năng trong việc quét và thu thập dữ liệu.
Tùy thuộc vào quy mô của việc gắn thẻ RFID lên hàng hóa, chúng ta có thể ước tính được thời gian triển khai dự án. Nếu chỉ cần gắn thẻ RFID lên các hàng hóa có giá trị cao trong một cửa hàng, chỉ cần vài ngày là xong. Nhưng nếu bạn muốn áp dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho bằng RFID thì việc này sẽ chiếm rất nhiều thời gian và chi phí do một nhà kho có thể có hàng vạn sản phẩm và vật tư.
Vì vậy, tùy thuộc vào đặc thù và quy mô của doanh nghiệp mà bạn tiến hành nghiên cứu, khảo sát và xây dựng thành kế hoạch triển khai phù hợp.
Các bài viết liên quan
Ví dụ tham khảo: Đại siêu thị Target đã áp dụng chiến lược “chậm mà chắc” khi triển khai áp dụng RFID. Ban đầu họ chỉ áp dụng cho 100 nhà cung cấp tại một trung tâm phân phối của mình thôi. Mặc dù có thể triển khai áp dụng cho tất cả đến 1,600 siêu thị trong một năm, họ vẫn chấp nhận kéo dài thời gian triển khai, thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước, sửa các lỗi phát sinh để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru trước khi mở rộng ra toàn bộ các siêu thị của mình.
Ý kiến của các phòng ban có liên quan đến quá trình vận hành của hệ thống cần được tính đến khi áp dụng một công nghệ mới. Nhiều khi vấn đề sẽ nảy sinh vào giai đoạn cuối của việc triển khai RFID nếu có phòng ban nào đó chỉ bắt đầu tham gia vào ở giai đoạn này. Ví dụ khi một bệnh viện xem xét áp dụng công nghệ RFID, chúng ta không chỉ tham vấn đến các nhân viên y tế có liên quan mà cần phải xem xét phản ứng của bệnh nhân đối với công nghệ này. Nếu các quan ngại của bệnh nhân được chú ý giải quyết ngay từ đầu thì việc triển khai sẽ không bị trở ngại, ví dụ như vấn đề viện phí gia tăng, đeo vòng RFID gây phiền phức, …
Nếu bạn muốn dùng RFID cho hệ thống chấm công, số lượng đối tượng sẽ là số nhân viên của bạn. Nếu bạn muốn áp dụng cho toàn bộ kho hàng của mình, số lượng đối tượng sẽ là toàn bộ số lượng hàng hóa của bạn trong kho, có thể cộng thêm số lượng vị trí xếp hàng, số lượng xe nâng, số lượng nhân viên kho, …
Nếu câu trả lời của bạn là có thì bạn đã có một khởi đầu tốt. Công nghệ WiFi kết hợp với RFID (cũng là công nghệ vô tuyến) sẽ giúp việc quản lý kho trở nên dễ dàng hơn, có tinh di động cao hơn. Thẻ RFID phát tín hiệu vô tuyến có thông tin mã sản phẩm, đã được lưu sẵn trong chip RFID, cùng với vị trí chính xác của sản phẩm mà nó được gắn lên và thông qua hệ thống WiFi để đưa về máy chủ lưu dữ liệu… Ngược lại, nếu bạn trả lời là không và bạn muốn triển khai RFID trong kho của mình thì bạn nên trang bị thêm một hệ thống WiFi.
Tùy vào bản chất của doanh nghiệp và cách sử dụng thẻ RFID trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà ta có các ứng dụng RFID khác nhau. Nếu nhà quản lý là người khai thác hệ thống RFID, sẽ có nhiều ứng dụng khác nhau cho họ. Ví dụ họ có thể dùng RFID để theo dõi hàng hóa trong một nhà kho lớn. Họ cũng có thể dùng RFID để giám sát thời gian vào làm và đi về của nhân viên tại một địa điểm nào đó. Hay người quản lý có được thông tin cập nhật về vị trí của một lô hàng hay một xe chở hàng nào đó.
Nếu người sử dụng hệ thống RFID là công nhân phổ thông, họ thường được nhà quản lý giao việc sử dụng thiết bị RFID tại một công đoạn nào đó. Ví dụ như dùng đầu đọc RFID cầm tay để kiểm tra các lô hàng đến hay đi để đảm bảo đúng chủng loại hàng hóa và số lượng, để thực hiện kiểm kê tài sản hay hàng hóa hay trong cửa hàng, để nhận dạng bán thành phẩm tại một công đoạn sản xuất, để phát hiện hàng giả hay hàng nhái, để chống mất cắp hàng hóa, truy xuất nguồn gốc hàng hóa,…
Một trong những quyết định đầu tiên được đưa ra khi thiết kế hệ thống RFID là liệu có nên sử dụng thẻ RFID tích cực (có pin) hoặc thụ động (không có pin) hay không ? Bởi vì các thẻ tích cực (active tag) có những lợi thế nhất định so với các thẻ thụ động (passive tag). Tín hiệu của chúng mạnh hơn, đi xa hơn và chúng tự phát ra tín hiệu mà không cần được kích hoạt bởi một đầu đọc RFID, do đó nó có thể phát thông tin lưu ở chip RFID của nó liên tục. Ngoài ra, thẻ tích cực khắc phục tốt nhiễu điện từ trường của môi trường, do đó sử dụng tốt trong môi trường có nhiều kim loại hay gắn được cho vật kim loại hay chất lỏng.
Trong những năm gần đây, thẻ RFID tích cực được phát triển thêm các chức năng mới, ví dụ có thêm cảm biến ghi nhận và phát đi dữ liệu đo như thời gian, nhiệt độ hoặc tọa độ GPS ngoài thông tin ID đơn giản. Nhược điểm lớn nhất của thẻ RFID tích cực là chúng có giá thành cao, kích thước khá lớn và phải thay pin hay cần sạc pin sau một thời gian sử dụng.
Thẻ RFID thụ động cũng có các tính năng vượt trội hơn so với thẻ tích cực. Đáng kể nhất là chi phí đầu tư cho mỗi thẻ thụ động thấp hơn nhiều so với thẻ tích cực. Thẻ thụ động còn có tuổi thọ sử dụng dài hơn, trong khi pin của thẻ tích cực thường phải được thay thế trong vòng hai đến ba năm cộng thêm chi phí thay pin và nhân công để làm việc này.
Một sự khác biệt quan trọng khác giữa các thẻ thụ động và tích cực là kích thước thẻ. Thẻ thụ động thường nhỏ hơn thẻ tích cực nên dễ sử dụng hơn với hàng hóa có diện tích bề mặt nhỏ. Hơn nữa thẻ thụ động ngày nay đã có loại có thể gắn trên vật thể kim loại và chất lỏng, có bộ nhớ chip lớn hơn để lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
Vì vậy, do tổng chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn nhiều so với thẻ tích cực nên thẻ RFID thụ động là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đây là một câu hỏi quan trọng khác mà bạn phải tự hỏi mình trước khi ứng dụng RFID. Đặc thù doanh nghiệp và cách thức áp dụng công nghệ RFID sẽ cho biết có nên sử dụng công nghệ RFID hay không.
Nếu môi trường áp dụng RFID là nhà kho và bạn muốn dùng để theo dõi hàng tồn kho, cần khảo sát nhà kho và thu thập các thông số kỹ thuật của nó để lập kế hoạch đầu tư và triển khai chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, nếu môi trường của bạn là cửa hàng bán lẻ và bạn muốn để mắt đến những món đồ đắt tiền của bạn như tranh nghệ thuật, máy tính xách tay, smartphone, … thì việc đầu tư và triển khai sẽ khá đơn giản và có thể thực hiện chỉ trong vài ngày.
Trong môi trường có quá nhiều máy móc, hàng hóa bằng kim loại nằm rất gần nhau thì không phù hợp lắm cho công nghệ RFID, ví dụ kho sắt thép. Nói chung cần khảo sát và triển khai thử nghiệm trước ở các môi trường phức tạp.
Một khó khăn khi chọn lựa thẻ loại RFID là phải thỏa hiệp giữa khoảng cách đọc (là khoảng cách xa nhất giữa thẻ và đầu đọc RFID đảm bảo việc đọc thẻ là tốt) và kích thước thẻ thụ động. Thẻ càng lớn thì khoảng cách đọc càng xa và ngược lại. Khoảng cách đọc phù hợp thường là khoảng cách cho phép giữa hàng hóa cần gắn thẻ với vị trí gắn đầu đọc RFID khi hệ thống sản xuất kinh doanh vận hành.
Ví dụ, để giám sát các xe tải chở hàng bằng RFID, thì cần các thẻ RFID phải có khoảng cách đọc xa 6 – 10m trở lên. Tuy nhiên, trong một cửa hàng bán lẻ hoặc bất kỳ môi trường nào có nhiều hàng hóa nằm sát nhau, khoảng cách đọc lớn có thể gây nhiễu tín hiệu, gây khó khăn cho việc kiểm kê sản phẩm chỉ trên một lối đi hoặc một khu vực nhỏ. Khi sản phẩm nằm gần nhau, khoảng cách đọc của thẻ RFID cần gần hơn để hệ thống hoạt động tốt nhất, do đó khoảng cách đọc từ 1 – 3 m có khi đã phù hợp.
Sau khi chọn được khoảng cách đọc và và kích thước thẻ, lựa chọn quan trọng tiếp theo là môi trường điện từ mà sẽ lắp đặt hệ thống RFID. Thông số điện từ của vật liệu sản phẩm có tác động đến khả năng làm việc của tín hiệu RFID. Ví dụ vật liệu kim loại hay chất lỏng sẽ làm giảm khả năng truyền sóng RFID đáng kể, khi đó thẻ RFID thụ động thông thường không sử dụng được mà phải cần tới loại thẻ chuyên dùng cho các vật liệu này.
Tóm lại, trong kế hoạch triển khai, điều quan trọng nhất là phải chọn được các loại thẻ hoạt động tốt với tất cả hàng hóa hay tài sản bạn muốn gắn thẻ RFID vào. May mắn là hiện nay là thẻ RFID rất đa dạng về mặt kích thước và vật liệu chế tạo, cách gắn lên sản phẩm, có thể phù hợp với nhiều môi trường khác nhau, ví dụ như môi trường kho lạnh, môi trường có nhiệt độ cao hay ẩm ướt, có hóa chất ăn mòn, …
Trước khi triển khai công nghệ RFID trong doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải chỉ định phòng ban hay nhân sự được bạn tin tưởng để giao phó việc quản lý hệ thống RFID. Vì thẻ RFID chủ yếu được sử dụng để theo dõi các sản phẩm hay tài sản có giá trị lớn nên người quản lý cần phải là một người đáng tin cậy.
Nếu RFID được sử dụng tại một doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp có thể tự mình đảm bảo mọi thứ làm việc tốt. Tuy nhiên, nếu bạn điều hành một công ty có quy mô lớn thì cần phải phòng ban và nhân sự chuyên trách giám sát việc gắn thẻ lên sản phẩm cũng như việc sản phẩm chuyển giao giữa các công đoạn hay phòng ban được thực hiện suôn sẻ.
Câu hỏi này nghe có vẻ hơi lạ, nhưng do khoảng cách đọc giữa đầu đọc và thẻ RFID trung bình là 6 – 8 m, do đó nếu áp dụng cho một nhà kho hay một mặt bằng bán lẻ cần tính đến việc lắp đặt các đầu đọc RFID sao cho đảm bảo tất cả các thẻ RFID được đọc chính xác.
Trên thực tế, với các nhà kho lớn hay nhà máy sản xuất rộng lớn, bạn không cần thiết phải lắp một số lượng lớn đầu đọc RFID cố định để bao phủ hết không gian này. Chỉ ở các vị trí cần giám sát hàng hóa, tài sản đi vào hay đi ra khỏi một khu vực nào đó mới được lắp đầu đọc RFID cố định, ví dụ như tại cửa, cổng xuất nhập hàng, tại các điểm tiếp nhận hay phân loại hàng hóa của trung tâm phân phối, tại các công đoạn sản xuất, … Sử dụng đầu đọc RFID cầm tay, nhân viên có thể đi đến các khu vực khác nhau để kiểm đếm hàng hóa một cách linh hoạt, giảm chi phí đầu tư hệ thống đầu đọc RFID cố định mà hiệu quả vẫn không bị ảnh hưởng.
Đây là câu hỏi phổ biến nhất khi bạn muốn áp dụng công nghệ RFID vào doanh nghiệp của mình. Chi phí đầu tư cho việc triển khai RFID bao gồm:
- Chi phí thẻ RFID, chi phí này phụ thuộc vào loại thẻ, số lượng thẻ bạn cần, thẻ dùng một lần hay tái sử dụng, …
- Chi phí đầu đọc RFID các loại, bao gồm ăn ten và cáp anten, chi phí này tùy thuộc vào đặc thù quy trình sản xuất – kinh doanh của bạn, số vị trí cần lắp đặt đầu đọc RFID cố định, phạm vi làm việc cần phủ sóng RFID, số lượng và chủng loại thiết bị cầm tay cần trang bị cho nhân viên.
- Chi phí phần mềm RFID, bao gồm phần mềm ứng dụng trên thiết bị cầm tay, phần mềm trên PC, phần mềm trên Server với cơ sở dữ liệu. Nếu bạn muốn tích hợp dữ liệu RFID với các phần mềm quản lý doanh nghiệp đang dùng như phần mềm kế toán, quản lý kho, quản trị doanh nghiệp toan diện (ERP), … thì bạn cần tính thêm chi phí tích hợp này.
- Chi phí hạ tầng mạng, bao gồm chi phí mạng LAN, WiFi, thi công nguồn điện và cáp mạng cho đầu đọc RFID cố định, … Nếu bạn tận dụng hạ tầng mạng sẳn có thì không phải đầu tư thêm.
- Chi phí lắp đặt, cài đặt, nghiệm thu, đào tạo, …
Để có một dự toán chính xác, nhà cung cấp giải pháp cần khảo sát cụ thể hiện trạng hiện tại, nhu cầu ứng dụng RFID, sản phẩm hay tài sản cần gắn thẻ, môi trường, không gian, hạ tầng mạng và điện, phần mềm cần tích hợp với hệ thống RFID, … để có thể tư vấn và đưa ra giải pháp bao gồm chi phí tài chính dự kiến.
Nếu bạn đã sử dụng một phần mềm quản lý nào đó, ví dụ quản lý tài sản hay quản lý kho dùng công nghệ mã vạch, hoặc chỉ dùng phần mềm để in ra các biểu mẫu sau đó nhập liệu lại bằng tay, có thể bạn muốn nâng cấp nó bằng cách áp dụng công nghệ RFID. Khi đó bạn cần đánh giá lại phần mềm đang sử dụng đã đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai không? Nó cần nâng cấp mở rộng tính năng gì để gia tăng hiệu suất làm việc không? Công ty phát triển hay cung cấp phần mềm này có cho phép bạn tích hợp với thiết bị RFID hay không? Chi phí nâng cấp là bao nhiêu?
Nếu bạn chưa có phần mềm hay muốn thay thế phần mềm cũ bằng phần mềm ứng dụng RFID, bạn cần tập hợp các yêu cầu về phần mềm của mình gửi cho nhà cung cấp giải pháp RFID. Họ sẽ xem xét và đề xuất một phần mềm phù hợp cho bạn.
Quản lý hàng tồn kho là một vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ, logistics thường gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý tồn kho.
Vấn đề phổ biến nhất là số liệu tồn kho thiếu chính xác so với thực tế: Số lượng vật tư hàng hóa không chính xác; vị trí lưu kho sai, mã hàng hóa sai, … Các vấn đề khác bao gồm không tối ưu hóa được không gian kho; hàng mới, hàng cũ, hàng hết hạn sử dụng, vật tư thay thế, nguyên phụ liệu, hàng hư hỏng không được phân loại kịp thời, xuất nhập kho có nhiều sai sót, việc lưu chuyển giữa các kho, giữa kho và cửa hàng hay xưởng sản xuất lộn xộn, tình trạng mất cắp thất lạc hàng hóa, cần quá nhiều nhân lực và thời gian để xuất nhập hay kiểm kê hàng hóa, …
Những vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách xây dựng một hạ tầng kho bãi chuẩn hóa thích hợp. Nếu bạn không có chuyên môn hoặc nhân lực để làm điều này, bạn có thể triển khai hệ thống RFID trong toàn bộ kho mình thì các rắc rối trên sẽ được giải quyết ổn thỏa. Khi đó việc quản lý kho của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Phần lớn doanh nghiệp có hệ thống kho lớn với hàng ngàn sản phẩm đều ứng dụng máy tính cầm tay chuyên dụng, còn gọi là máy kiểm kho, kết hợp với máy quét mã vạch để ghi nhận hàng hóa vào ra và cập nhật dữ liệu hàng tồn kho. Hệ thống này cần có nhân công quét hàng hóa liên tục trong các công đoạn nhập hàng, cất hàng, lấy hàng và xuất hàng.
Nếu hệ thống kho của bạn hoạt động trơn tru, số liệu chính xác, bạn nên tự hào và ngủ ngon với nó. Nếu hệ thống kho của bạn hoạt động một cách lộn xộn, có nhiều sai sót, thì đã đến lúc bạn nên xem xét áp dụng RFID vào kho của mình, giúp tự động hóa các khâu xuất nhập và kiểm kê kho, và khiến một nhân viên phổ thông với một chút đào tạo về quản lý kho có thể vận hành hệ thống một cách nhẹ nhàng và chính xác.
Mỗi tổ chức đều có một quy trình làm việc riêng, mọi hoạt động đều phải tuân theo những quy chuẩn, quy trình được đặt ra để đạt được sự thống nhất trong tất cả công việc của các nhân viên.
Do đó, hãy mô tả quy trình làm việc của bạn từ đầu đến cuối sẽ giúp cho các chuyên gia tìm ra các nút thắt trong hệ thống để hợp lý hóa và làm nó trở nên hiệu quả hơn. Sau khi hiểu rõ quy trình vận hành, chuyên gia sẽ đưa ra hệ thống quản lý phù hợp nhất với nhu cầu bạn. Nó có thể là một máy quét mã vạch, đầu đọc OCR, máy tính cầm tay hoặc nếu bạn muốn có giải pháp tốt nhất hiện nay thì ứng dụng RFID sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Thiết bị và thẻ RFID cần tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Các tiêu chuẩn được đặt ra đảm bảo thiết bị và thẻ RFID làm việc tương thích với nhau dù do các nhà sản xuất làm ra, hạn chế can nhiễu lẫn nhau, gia tăng bảo mật và nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống RFID.
Thiết bị RFID là thiết bị phát sóng vô tuyến điện nên cần tuân thủ các quy định sau của Nhà nước Việt Nam:
- Quy hoạch băng tần số, công suất phát cho phép của thiết bị RFID. Băng tần số UHF RFID mới nhất là 918 – 923 MHz, công suất phát không quá 60 mW.
- Các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện.
Tiêu chuẩn về mã hóa thông tin và truyền thông tin của thẻ RFID UHF:
- Electronic Product Code™ (EPC) do Tổ chức phi lợi nhuận EPC Global ban hành: Bộ mã sản phẩm điện tử, quy định cách đặt mã duy nhất cho sản phẩm, giúp việc lưu thông hàng hóa gắn thẻ RFID ở phạm vi toàn cầu được dễ dàng. Quy định bao gồm định dạng dữ liệu thẻ, mã nhà sản xuất thẻ, thông tin của User Memory, …
- Tiêu chuẩn EPC Gen2 hay EPC C1G2 (viết tắt của EPCglobal UHF Class 1 Generation 2) : Quy định giao thức truyền thông tin giữa đầu đọc và thẻ nhận dạng RFID do EPCglobal ban hành.
- ISO 18000: Bộ tiêu chuẩn về RFID của Tổ chức
- ISO. ISO 18000-6C: Tiêu chuẩn RFID UHF của ISO tương đương với EPC Gen2.
Nếu bạn có cửa hàng bán lẻ nhỏ, hay có nhu cầu kiểm kê kho hay tài sản, trong đó cần đi tới nhiều vị trí khác nhau trong cơ sở doanh nghiệp, có thể bạn cần trang bị đầu đọc RFID cầm tay. Có hai loại đầu đọc RFID cầm tay:
- Loại máy tính cầm tay công nghiệp có gắn đầu đọc thẻ RFID. Các máy này do các hãng Auto-ID như Zebra Technologies (Mỹ), Honeywell (Mỹ), Chainway (Trung Quốc), … phát triển, chạy Android chuyên dụng, có các tính năng như màn hình LCD Touch, kết nối WiFi, 3G/4G, Bluetooth, GPS, pin sử dụng cả ngày,…
- Loại đầu đọc RFID cầm tay, gửi kết quả quét thẻ RFID về thiết bị smartphone, tablet hay laptop thông qua kết nối Bluetooth. Loại này dĩ nhiên rẻ tiền hơn loại máy tinh cầm tay ở trên.
Một số doanh nghiệp bán lẻ hay phân phối có lượng hàng hóa lớn có thể gắn đầu đọc RFID cố định lên xe để cho xe chạy và quét tự động hàng hóa trong kho.
Thẻ RFID có thể thiết kế để dùng một lần hay nhiều lần tùy công dụng, vật liệu và cách gắn thẻ (dán keo, bắt ốc, cột dây, treo móc, may vào,…). Đa số thẻ giấy hay màng nhựa dùng keo dán chặt vào sản phẩm xài một lần, các thẻ bằng nhựa PVC, PET, PE, ABS, composite,…hay bằng gốm, sứ có thể tái sử dụng nhiều lần vì rất bền.
Thẻ RFID có loại cho phép đọc ghi đến 100,000 lần mới hư hỏng. Do đó thẻ có thể dùng rất lâu dài đến hàng năm.
Giá thành thẻ tùy theo chipset RFID sử dụng. Loại có độ bảo mật cao, bộ nhớ lớn có giá thành cao hơn. Vật liệu sản xuất thẻ cũng quyết định giá thành thẻ.
Giá thành của thẻ phụ thuộc rất lớn vào số lượng thẻ khi đặt hàng vì nhà sản xuất thường sản xuất theo lô lớn. Các công ty may mặc, giầy dép mua thẻ RFID với số lượng lên đến hàng triệu thẻ mỗi lần thì chi phí thẻ rất thấp chỉ 2000 – 4000 đ/thẻ.
Công nghệ RFID còn có thể sử dụng một cách sáng tạo trong nhiều ngành khác nhau:
- Quản lý tài liệu, giấy tờ có giá trị.
- Chống hàng nhái, hàng giả bằng cách sử dụng các loại thẻ đặc biệt, hoặc bị vô hiệu hóa khi đã mở bao bì sản phẩm, hoặc chỉ cho phép thiết bị có gắn phần mềm giải mã đọc được thông tin sản phẩm, …
- Chống mất cắp hàng hóa trong cửa hàng bằng cách lắp đầu đọc tại các cửa ra vào để kiểm tra hàng hóa đi qua đã được xuất bán ra chưa ?
- Gắn thẻ vào áo quần để chăm sóc khách hàng tốt hơn khi chọn đồ, thử quần áo, …
- Gắn thẻ vào các thành phần rời của sản phẩm để dễ dàng kiểm tra số lượng, mẫu mã, kiểu loại có đúng không, có dư hay sót gì không khi quét thùng hàng chứa sản phẩm mà không cần mở thùng.
- Gắn vào ô tô để kiểm soát và thu phí đường bộ, giám sát xe vào ra chung cư, bãi giữ xe ,…
- Quản lý xe vận tải đến nhận hàng hóa để giảm giấy tờ. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Quản lý thú nuôi thả đồng, cho phép đếm nhanh thú nuôi khi đi qua cổng chuồng.
- Chấm công và đóng mở cửa tự động cho nhân viên mang thẻ RFID.
- Quản lý dịch vụ giặt ủi chuyên nghiệp cho khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, … bằng cách gắn thẻ vào khăn, màn, bao gối, áo quần đồng phục để giảm sai sót khi giao nhận và đếm số lượng, số lần sử dụng, …
- Làm kệ hàng thông minh, tủ thông minh có thể tự động biết được số lượng hàng hóa, tài sản đã lấy đi và còn lại trên kệ tủ để giảm thiểu tình trạng “cháy hàng” làm mất doanh thu, hoặc dùng để quản lý công cụ dụng cụ cầm tay trong xưởng sản xuất, sửa chữa, …
- Quản lý vòng đời pallet từ khi sản xuất đến nhà máy, kho phân phối, nhà bán lẻ và quay lại nhà máy,…
- Vé các sự kiện lớn, vé khu vui chơi, thẻ khách sạn resort,… trong đó thẻ RFID vừa có chức năng là vé vào cửa, vừa cho phép người dùng đăng ký hay thanh toán các dịch vụ khác mà không cần dùng tiền mặt.
- Vòng RFID đeo tay cho học sinh, bệnh nhân, tù nhân,… để giám sát việc vào ra một khu vực nào đó, hay lên xuống xe bus học sinh,…