Hàng tồn kho và 4 câu hỏi các nhà bán lẻ cần biết để quản lý kho hiệu quả

TẠI SAO THEO DÕI CHÍNH XÁC SỐ LƯỢNG HÀNG TỒN KHO LẠI QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC LÀ GÌ?

Đặc trưng của ngành thời trang là sản phẩm phong phú, đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn do các bộ sưu tập mới được ra mắt liên tục và nhanh chóng bị thay thế bởi xu hướng thời trang, đồng thời, nhu cầu tiêu dùng thất thường, chuỗi cung ứng phức tạp.

Tại các cửa hàng bán lẻ, nhân viên thường bận rộn cập nhật các mẫu hàng mới, cũng như liên tục bổ sung thêm hàng hóa cho các kệ hàng. Còn khách hàng thì liên tục thử các mẫu mã sản phẩm khách nhau sau đó để lại ở những nơi khác nhau trong cửa hàng. Đôi khi, có những khách hàng rời khỏi cửa hàng với những món hàng chưa được thanh toán.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 

Câu trả lời chỉ có một, đó là, nhân viên phải kiểm đếm hàng hóa liên tục để phát hiện ra những sản phẩm đặt không đúng vị trí và có sai sót về số lượng tồn kho. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của RFID, việc kiểm đếm hàng hóa chỉ được thực hiện vài lần trong năm, như vậy cũng chưa thể giải quyết được triệt để câu hỏi trên. Chưa kể đến, việc kiểm đếm thủ công không thể đạt được độ chính xác tồn kho cao do xuất hiện những sai sót từ con người. Những bất cập này dẫn đến dữ liệu hàng tồn kho không đáng tin cậy.

Thực tế, các nhà bán lẻ chưa áp dụng RFID chỉ đạt từ 65% đến 75% độ chính xác của hàng tồn kho.

Con số này nói lên điều gì? Nghĩa là có đến một phần ba sản phẩm không thể xác định rõ liệu mặt hàng đó có thật sự ở trong cửa hàng hay không.

Hệ lụy của sai số về hàng tồn kho không chỉ dừng lại ở việc giảm doanh số bán hàng, mà còn ảnh hướng đến:

  • Đơn hàng bị hủy: Các đơn hàng thường được chuyển về từng cửa hàng. Nếu số liệu hàng tồn kho chỉ đạt độ chính xác 2/3 sản phẩm, điều đó có nghĩa là 1/3 số đơn hàng bị hủy vì không có sản phẩm phù hợp.
  • Vận hành không hiệu quả: Độ chính xác hàng tồn kho thấp dẫn đến nhân viên tốn nhiều thời gian trong tìm kiếm, sắp xếp, giao hàng và kiểm đếm.
  • Dự trù hàng hóa và sản xuất khác nhu cầu thực tế: Trong chiến lược kinh doanh, độ chính xác hàng tồn kho thấp đồng nghĩa với việc phải dự trù lượng hàng hóa lớn tại cửa hàng, dẫn đến giảm giá và lợi nhuận thu được kém. Điều này cũng phản ánh thực trạng nhà bán lẻ đang sản xuất lượng hàng hóa nhiều hơn mức cần thiết.

Dưới góc nhìn của đơn vị chuyên cung cấp giải pháp kiểm kê bằng công nghệ RFID, Trackify nhận thấy rằng các cửa hàng bán lẻ chính là nơi lý tưởng nhất để bắt đầu thay đổi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐ LIỆU VỀ HÀNG TỒN KHO CHÍNH XÁC TRÊN 98%

Hầu hết các nhà bán lẻ đều muốn xác thực tính khả thi của RFID trước bằng cách triển khai thí điểm tại một vài cửa hàng nhỏ.

Bước đầu tiên đó là gắn thẻ RFID lên hàng hóa. Thực tế trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ chạy song song cả hàng hóa có thẻ RFID và hàng hóa không có thẻ RFID. Việc gán thẻ thường được thực hiện trung tâm phân phối hàng hóa trước khi được nhập vào kho hoặc cửa hàng.

Trong quá trình nhập hàng, sản phẩm được kiểm kê thông qua việc đọc dữ liệu từ đầu đọc cầm tay RFID. Với công nghệ RFID, việc kiểm đếm diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều so với kiểm đếm thủ công. Trong một giờ, một nhân viên có thẻ đếm được hơn 10.000 sản phẩm.

Sau khi đếm hàng

Số liệu ghi nhận được từ việc đếm hàng bằng RFID cần được so sanh với dữ liệu trên hệ thống quản lý hàng tồn kho, ví dụ như ERP.

Mỗi sự chênh lệch về số liệu thực tế tại cửa hàng so với số liệu trên hệ thống cần làm rõ:

  • Thông tin sản phẩm bị thiếu hụt cũng như chủng loại hàng hóa;
  • Lý do khiến sản phẩm bị thiếu trên hệ thống.

Trên cơ sở xác định được rõ thông tin và nguyên nhân thiếu hụt sản phẩm, người bán có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục.

RFID và ERP

Khi quá trình tìm hiểu và làm mới số liệu hoàn tất, một danh sách sản phẩm cần được đưa lên hệ thống. Hệ thống ERP sẽ nhận danh sách và dữ liệu về hàng tồn kho chính xác theo thời gian thực.

Hệ thống RFID không thay thế ERP sẵn có của cửa hàng, nó chỉ gửi các dữ liệu đếm được tới ERP. Với dữ liệu hàng tồn kho chính xác cao, ERP dễ dàng tự động gửi các đơn hàng đến từng cửa hàng. Nhờ đó, tại các cửa hàng, độ chính xác tồn kho cao hơn 98%.

LÀM SAO ĐỂ TIẾP TỤC DUY TRÌ SỐ LIỆU HÀNG TỒN KHO CHÍNH XÁC VÀ HIỆU QUẢ HƠN

Kiểm đếm định kỳ theo tuần là cách phổ biến duy nhất để duy trì độ chính xác hàng tồn kho tại cửa hàng. Bên cạnh đó, công nghệ RFID còn được các nhà bán lẻ tìm đến như một giải pháp để tăng hiệu quả vận hành.

Nhập hàng

Hai thay đổi đáng kể trong quy trình nhận hàng tại các cửa hàng khi sử dụng RFID đó là tiết kiệm thời gian và cập nhật số liệu chính xác lên hệ thống.

Khi các kiện hàng được giao đến từng cửa hàng, nhân viên các cửa hàng sử dụng một đầu đọc cầm tay RFID để quét bên ngoài kiểm đếm hàng hóa. Hệ thống RFID sẽ giúp nhân viên nhanh chóng biết được thông tin hàng hóa trong thùng, bao gồm: thông tin liên quan sản phẩm (Mã sản phẩm, tên sản phẩm, màu sắc, size,..) và số lượng. Cùng lúc đó, số liệu được cập nhật chính xác và nhanh chóng lên hệ thống.

Thanh toán

Việc áp dụng RFID tại điểm thanh toán sẽ giúp số lượng hàng tồn kho được chính xác theo thời gian thực. Ngay tại thời điểm hàng hóa được bán cho khách hàng, đầu đọc RFID quét dữ liệu sản phẩm và gửi thông tin lên hệ thống, qua đó, số liệu hàng tồn kho luôn được cập nhật chính xác, chứ không chỉ dựa vào việc kiểm đếm định kỳ.

LÀM SAO ĐỂ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG RFID TẠI CÁC CỬA HÀNG?

 Để có thể triển khai thành công RFID cho từng cửa hàng, thì điều kiện tiên quyết đó là sự đón nhận công nghệ và sẵn sàng cải tiến quy trình vận hành.

Để RFID mang lại hiệu quả, từng quy trình vận hành cần được cải thiện. Nhân viên tại các cửa hàng cần được đào tạo quy trình vận hành mới cũng như hiểu được mục tiêu của từng nghiệp vụ. Nếu quy trình vận hành trở nên phức tạp, khó triển khai hay tốn nhiều thời gian hơn có nghĩa là tiềm năng của công nghệ RFID chưa được khai thác đúng cách.

Sự hỗ trợ trong quá trình áp dụng RFID rất quan trọng. Cơ Sở để đánh giá hiệu quả của RFID dựa trên sự thành công của các cửa hàng. Mỗi nhân viên cần nắm vững mục tiêu khi áp dụng hệ thống mới vì họ chính là những người hàng ngày sử dụng RFID trong từng nghiệp vụ như: kiểm đếm, kiểm kê.

Câu hỏi đặt ra là: RFID có thể giúp gì cho các cửa hàng? Làm thế nào để thuyết phục quản lý cửa hàng triển khai RFID?

Quản lý cửa hàng chính là nhân tố quyết định đến việc có triển khai áp dụng RFID hay không. Hai phong cách quản lý chính tại cửa hàng:

  • Nhìn vào bức tranh tổng thể:  Người quản lý theo chủ nghĩa này sẽ nhìn vào tổng thể các quy trình vận hành của cửa hàng từ khi nhận hàng đến khi sản phẩm được bán cho khách. Đa phần những người này thuộc nhóm ủng hộ áp dụng RFID.
  • Hướng tới doanh số: Người quản lý cửa hàng tập trung hướng tới doanh số bán hàng và lợi nhuận, mặc dù họ nhìn thấy các lợi ích của RFID. Với trường hợp này, để thuyết phục quản lý cửa hàng cần đưa ra số liệu thống kê về các đối thủ cùng ngành đang áp dụng RFID có tỷ lệ hàng tồn kho chính xác cao và kiểm đếm nhanh chóng.

Vậy bước theo là gì? Bạn có thể thực hiện những hành động nào để biến những lý thuyết tìm hiểu thành kết quả thực tế?

Liên hệ với chúng tôi

error: Content is protected !!
Call Now Button