Xu hướng phát triển bền vững trong chuỗi bán lẻ thời trang
Phát triển bền vững trong chuỗi bán lẻ thời trang đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây do những lo ngại về môi trường và sự thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
Tại hội nghị thượng định G7 vào tháng 8 năm 2020, 32 công ty thời trang đã cam kết sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của họ trở nên bền vững hơn, trong đó có hướng tới mục tiêu Net-Zero đối với việc khí Carbon thải ra môi trường vào năm 2025.
Net-Zero chỉ là một trong những mục đích để các công ty trong ngành thời trang chuyển sang xu hướng phát triển bền vững. Mục đích chính là giải quyết sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ngày nay, 66% người tiêu dùng khẳng định rằng tính bền vững là yếu tố chính khi mua hàng. Con số này thậm chí còn cao hơn đối với tập khách hàng trẻ tuổi – 75%.
Các vấn đề trong chuỗi bán lẻ thời trang
Chuỗi cung ứng của ngành thời trang rất phức tạp và thải ra một lượng lớn khí thải carbon. Các thương hiệu bán lẻ như Patagonia ước tính rằng 95% tổng lượng khí thải carbon của họ đến từ chuỗi cung ứng, 86% trong số đó là từ quá trình sản xuất ra nguyên vật liệu.
Nhìn chung, lượng khí thải đến từ chuỗi cung ứng cho bán lẻ cao gấp 28 lần lượng khí thải từ vận hành.
Đối với ngành thời trang, việc cắt giảm lượng khí thải trong quy trình vận hàng có thể giảm 20% tổng lượng khí Carbon. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn trong quy trình vận chuyển, bán lẻ và đóng gói có thể giảm được 308 triệu tấn CO2 vào năm 2030.
Các công ty sẽ phải đối mặt với chi phí lên đến 120 tỷ đô la từ các rủi ro môi trường trong chuỗi cung ứng của họ vào năm 2026. Để giảm thiểu chi phí, các nhà bán lẻ trong ngành thời trang có thể cải thiện hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các phương thức sản xuất có tính tuần hoàn và sử dụng dữ liệu để hiểu xu hướng người tiêu dùng.
Tối ưu chi phí công nghệ để giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững chuỗi bán lẻ thời trang
95% CEO trong ngành thời trang cho biết họ đang tăng cường đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số. Số hóa chuỗi cung ứng có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường trong ngành thời trang, ví nó giúp tăng hiệu quả và tính minh bạch. Ngoài ra số hóa giúp cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm và khách hàng, giúp người tiêu dùng thấy rằng công ty đang tích cực đổi mới hướng tới sự phát triển bền vững.
Chi phí số hóa chuỗi cung ứng và sử dụng công nghệ RFID cho ngành thời trang không phải là vấn đề đáng lo ngại vì 90% các giải pháp cần thiết để giảm tác động đến môi trường có thể được thực hiện với chi phí dưới 50 triệu USD/tấn CO2, và giúp các công ty tiết kiệm 50% chi phí.
Đóng góp của công nghệ RFID trong mục tiêu phát triển bền vững chuỗi bán lẻ thời trang
Khi nói đến phát triển bền vững trong ngành thời trang, có hai điều cực kỳ quan trọng đó là: dữ liệu và truy suất nguồn gốc. Nếu không có khả năng hiển thị đầy đủ thông tin, các nhà bán lẻ không thể biết được rủi ro liên quan đến môi trường trong chuỗi cung ứng. Hơn nữa, nếu không có dữ liệu, các nhà bán lẻ không thể đảm bảo tính minh bạch.
Giải pháp cho cả 2 vấn đề này là áp dụng công nghệ RFID. Khi các công ty trong ngành thời trang biết cách tận dụng sức mạnh của RFID trong việc phát triển bền vững, họ đã bắt đầu những bước đầu tiên trong việc hướng tới các hoạt động thân thiện với môi trường hơn.
- Hỗ trợ giảm lãng phí và tăng khả năng tái sử dụng: RFID có thể hiển thị thông tin sản phẩm theo thời gian thực, giúp các nhà bán lẻ dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng trong việc điểu chỉnh lượng hàng hóa dự trữ ở giai đoạn sản xuất ban đầu, giảm thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu. Ngoài ra công nghệ RFID cũng mang lại sự phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy vòng tuần hoàn của hàng hóa trong nền kinh tế.
- Quản lý hàng tồn kho thông minh hơn: Với RFID, độ chính xác tồn kho lên đến 99%. Điều này rất quan trọng đối với tính bền vững của ngành thời trang, vì hoạt động hậu cần hiệu quả đồng nghĩa với việc giảm lãng phí hơn trong chuỗi cung ứng.
- Tối ưu không gian tại các cửa hàng: Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm đa kênh kết hợp giữa mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng. RFID giúp đưa ra giải pháp cho việc tối ưu không gian tại cửa hàng thông qua cập nhật hàng tồn kho theo thời gian thực, đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm trên kệ hàng, đẩy nhanh quá trình dự trù, sản xuất.
- Truy xuất nguồn gốc: Áp dụng công nghệ RFID trong quản lý chuỗi cung ứng cho phép các nhà bán lẻ quan sát chi tiết toàn bộ chuỗi cung ứng.