Tổng quan
Target, Lululemon và Levi, cũng như nhiều hãng bán lẻ khác đều công nhận những thay đổi rõ rệt mà công nghệ RFID mang lại cho các cửa hàng và chuỗi cung ứng, đó là tính chính xác của số liệu hàng tồn kho và sự tối ưu của quy trình vận hành.
Các chuyên gia trong ngành bán lẻ đều đồng ý rằng các lợi ích của công nghệ RFID mang tới cho ngành bán lẻ là rất to lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức để có thể triển khai công nghệ này rộng rãi. Một trong những rào cản khi triển khai RFID đó là nhận được sự chấp thuận từ ban quản lý cấp cao cũng như sự đồng thuận từ nhân viên cửa hàng. Tuy nhiên, những rào cản này có thể vượt qua được khi các doanh nghiệp tập trung hướng tới các mục tiêu kinh doanh dài hạn.
Các hãng bán lẻ và công nghệ RFID
Target
Target Corporation là một chuỗi cửa hàng bách hóa siêu lớn của Mỹ có trụ sở tại Minneapolis, Minnesota. Trong vài năm trở lại đây, Target đã tập trung nhiều nguồn lực để triển khai công nghệ RFID và đặt mục tiêu gắn thẻ RFID tại tất cả các cửa hàng của hãng. Theo ông Karl Bracken, phó chủ tịch phụ trách chuyển đổi chuỗi cung ứng của Target, nhờ công nghệ RFID, Target đã đạt được những tiến bộ trong vận hành và thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi, tuy nhiên, quá trình này cần phải được tiến hành từng bước một.

Ông Karl Bracken chia sẻ thêm rằng mối quan tâm ban đầu của Target với công nghệ RFID là nhằm tăng tính chính xác khi kiểm đếm hàng hóa thuộc mạng lưới cửa hàng của hãng. Các cửa hàng của Target có số lượng sản phẩm lớn, lên tới 85.000 mặt hàng, cùng với đặc thù hàng hóa luân chuyển nhanh nên rất khó kiểm soát tình trạng thất lạc, mất cắp và hỏng hóc. Áp dụng công nghệ RFID không chỉ giúp Target theo dõi lượng hàng tồn kho hiệu quả hơn mà còn góp phần cải tiến các dịch vụ giao hàng tại cửa hàng khi tỷ lệ hàng có sẵn tại các cửa hàng tăng lên và thời gian xác định vị trí của các mặt hàng giảm xuống nhờ các đầu đọc RFID cầm tay, đặc biệt là với các mặt hàng thời trang.
Các bài viết liên quan
- Tại sao áp dụng công nghệ RFID lại trở thành các nhu cầu thiết yếu của các chuỗi bán lẻ thời trang
- 3 lý do tại sao các nhà bán lẻ hàng may mặc và thời trang nên thay thế thẻ cứng bảo mật
- Công nghệ RFID và chuỗi bán lẻ thời trang: Một sự kết hợp hoàn hảo
- Capgemini: Công nghệ RFID có thể làm thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng bán lẻ hiện đại
- Giải quyết 10 vấn đề hàng đầu của chuỗi bán lẻ với công nghệ RFID
- Stitch Fix: cách mà một công ty thời trang bình thường cũng có thể chuyển đổi số
Sở dĩ, Target chưa thể triển khai rộng rãi việc áp dụng tem RFID cho tất cả các mặt hàng và cửa hàng như kế hoạch ban đầu là do các thách thức về tính khả thi khi triển khai áp dụng RFID cho một số danh mục hàng hoá. Một số loại sản phẩm cần đánh giá lại tính khả thi khi triển khai áp dụng RFID, ví dụ như chai nước hay mỹ phẩm là các sản phẩm khó triển khai RFID do một số đặc điểm vật lý của các mặt hàng này. Tuy nhiên, Target đang tìm giải pháp để có thể áp dụng công nghệ RFID cho tất cả các mặt hàng trong cửa hàng để tối ưu hiệu quả mà RFID mang lại.
Lululemon
Lululemon Athletica inc. là một nhà bán lẻ quần áo thể thao đa quốc gia của Canada có trụ sở chính tại British Columbia và được thành lập tại Delaware, Hoa Kỳ. Cựu CIO của Lululemon, ông Allan Smith cũng khẳng định rằng việc ứng dụng RFID đã giúp Lululemon mang lại hiệu quả nhanh chóng nhờ khả năng kiểm đếm chính xác và tiết kiệm thời gian trong quy trình vận hành. Nhờ áp dụng công nghệ RFID, Lululemon có thể đẩy mạnh hình thức giao hàng từ các cửa hàng và đặt hàng online – nhận hàng tại cửa hàng, đồng thời, đạt được mục tiêu quan sát và theo dõi tồn kho theo thời gian thực đối với toàn bộ hệ thống cửa hàng và các kênh thương mại điện tử. Có thể nói một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu về tính hoàn thiện của hệ thống bán hàng đa kênh và mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng chính là tính chính xác của hàng tồn kho theo thời gian thực trên toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trở ngại trong quá trình triển khai áp dụng RFID tại Lululemon, một trong số đó là sự không đồng thuận đến từ các bên có liên quan trong khâu vận hành tại các cửa hàng bán lẻ và chuỗi cung ứng. Vì vậy, để có thể triển khai công nghệ này rộng rãi và đạt được hiệu quả, nhóm triển khai cần chú trọng tới tính minh bạch và sự thành thạo trong vận hành liên quan đến công nghệ RFID, đồng thời, cần truyền tải đầy đủ thông tin về các lợi ích mà RFID mang lại cũng như đào tạo kỹ lưỡng để đảm bảo triển khai thành công.
Levi
Theo Rene Saroukhanoff, giám đốc cấp cao toàn cầu về báo cáo và phân tích hàng hóa tại Levi Strauss, bên cạnh những lợi ích mà RFID mang lại thì một trở ngại lớn đối với việc triển khai công nghệ RFID đó là khi áp dụng công nghệ rộng rãi sẽ gặp nhiều khó khăn mà trong một môi trường thử nghiệm nhỏ sẽ không gặp phải. Cụ thể, sau khi thành công thử nghiệm tại cửa hàng Levi Strauss đầu tiên, đã có rất nhiều thách thức để áp dụng kết quả thử nghiệm trên quy mô lớn hơn. Bởi vì, áp dụng một công nghệ mới sẽ tác động đến quy trình kinh doanh, đòi hỏi một quá trình đào tạo nhân viên và có khả năng gián đoạn hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Các thách thức khi mở rộng quy mô áp dụng RFID là rào cản cần phải vượt qua để triển khai RFID thành công.
Nguồn bài viết: retaildive.com