Giới thiệu
Việc mã hóa thông tin trực tiếp vào bộ nhớ của thẻ RFID không phải là cách duy nhất để đọc thông tin về hàng hóa hoặc tài sản… được gắn thẻ, điều này cũng có thể được thực hiện qua việc liên kết với cơ sở dữ liệu. Trên thực tế, việc sử dụng cơ sở dữ liệu và liên kết số EPC của thẻ với một bản ghi trong cơ sở dữ liệu hoặc một file thông tin cụ thể là cơ chế phổ biến hơn so với việc mã hóa thông tin (encode) vào thẻ.
Liên kết được định nghĩa là hành động kết nối hoặc liên kết hai phần dữ liệu với nhau, trong trường hợp này là kết nối trực tiếp số EPC duy nhất của thẻ RFID với dữ liệu trên cơ sở dữ liệu hoặc file excel. Phần mềm cho phép kết nối liền mạch thông tin định danh EPC với dữ liệu tương ứng với tài sản/hàng hóa tương ứng với định danh này trong cơ sở dữ liệu. Khi một người đọc đọc số EPC, màn hình hoặc máy tính / máy tính bảng được kết nối sẽ hiển thị thông tin liên kết của tài sản/hàng hóa được gắn thẻ.
Hình ảnh ở trên minh hoạ giao diện một chương trình phần mềm RFID điển hình, nó hiển thị thông tin chi tiết cho người dùng toàn bộ dữ liệu liên quan đến lịch sử và trạng thái của pallet trong chu trình luân chuyển hàng hóa. Thông tin này được lưu trong cơ sở dữ liệu và liên kết với số EPC lưu trong thẻ RFID gắn trên từng pallet.
Sau đây, chúng ta hãy xem xét 3 tình huống sử dụng phổ biến nhất để thấy được việc liên kết thông tin với cơ sở dữ liệu sẽ tốt hơn so với ghi thông tin vào chip RFID.
Tình huống 1 – Bộ nhớ lưu trữ thông tin của chip bị hạn chế
Nhằm đảm bảo tốc độ đọc và tính bảo mật dữ liệu, thẻ RFID được thiết kế không nhằm mục địch lưu giữ một lượng lớn thông tin nên thường có dung lượng bộ nhớ nhỏ. Thiết kế này cho phép các thẻ có thể được đọc với tốc độ rất nhanh (mili giây) và cho phép người dùng kiểm kê số lượng lớn tài sản trong vài phút.
Nếu ứng dụng yêu cầu đầu đọc đọc nhiều thông tin hơn, chẳng hạn như thông tin về hồ sơ bệnh nhân được lưu trong bộ nhớ của chip, thì việc đọc dữ liệu của mỗi thẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, thông tin trong bộ nhớ của từng thẻ sẽ phải đọc riêng rẽ và tuần từ, có nghĩa là sẽ cần thêm thời gian cho mỗi lần đọc. Thời gian đọc của mỗi thẻ tăng lên sẽ dẫn đến thời gian kiểm kê lâu hơn và thậm chí sẽ có rủi ro về tính toàn vẹn của dữ liệu đọc được.
Vậy thông tin như nào thì được coi là quá nhiều? Chúng ta nên chỉ đọc một phân vùng nào đó trong ngân hàng bộ nhớ (memory bank) của chip, EPC hoặc TID, và ghi tối đa số lượng ký tự cho phép lưu trữ của bộ nhớ. Mặc dù không gian lưu trữ của chip RFID bị giới hạn, nhưng cơ sở dữ liệu giúp chúng ta có thể liên kết một lượng thông tin vô tận với một tài sản/hàng hóa được gắn thẻ và hiển thị chúng trong quá trình đọc thẻ.
Tóm tắt:
- Liên kết với cơ sở dữ liệu nếu cần lưu trữ nhiều dữ liệu
- Không nên đọc nhiều phân vùng bộ nhớ thẻ (memory bank) trong các ứng dụng kiểm kê cần tốc độ nhanh
- Liên kết thông qua cơ sở dữ liệu về mặt lý thuyết cho phép cung cấp một lượng thông tin vô tận.
Tình huống 2 – Hạn chế số lần ghi thông tin lên chip
Nếu một ứng dụng cần cập nhật liên tục hoặc ghi lại dữ liệu để hoàn thành chức năng, ứng dụng đó nên liên kết dữ liệu nghiệp vụ trong cơ sở dữ liệu thay vì ghi và ghi đè thông tin vào chip RFID. Như đã nêu trước đây, thẻ RFID thường được dùng để chứa một lượng thông tin giới hạn, duy nhất và việc ghi thường là một quá trình không lặp lại.
Việc ghi thông tin hoặc ghi lại thông tin bổ sung lên chip cũng gây ra các rủi ro về lỗi thao tác của con người. Nếu thẻ cần được cập nhật liên tục, đặc biệt là bởi những người dùng khác nhau, thì hoàn toàn có khả năng thông tin không chính xác cuối cùng sẽ được mã hóa trên thẻ, hoặc ghi nhầm thông tin giữa các thẻ.
Việc ghi thông tin thẻ lên chip thông qua quy trình tự động, thay vì quy trình thủ công, giúp loại bỏ khả năng xảy ra lỗi của con người. Tuy nhiên, cách tiếp cận này dẫn đến khả năng ghi lỗi xảy ra. Mã hóa thẻ RFID tốn nhiều năng lượng hơn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với việc đọc thẻ. Vì vậy, ví dụ, nếu thẻ được ghi lại liên tục trên dây chuyền lắp ráp tự động và không ở trong vùng đọc của đầu đọc đủ lâu, thẻ sẽ bị lỗi ghi vì thẻ không nhận đủ năng lượng để hoàn thành quá trình encode.
Sự khác biệt trong việc ghi vào chip hoặc bổ sung dữ liệu vào chip RFID so với việc tái sử dụng thẻ RFID là gì? Việc ghi hoặc cập nhật thông tin lên chip RFID khác hoàn toàn với việc tái sử dụng thẻ RFID. Một số thẻ, đặc biệt là thẻ cứng, được sử dụng lại, đó là lý do tại sao chúng thường đắt hơn nhãn dùng một lần.
Tái sử dụng thẻ RFID là một nhu cầu phố biến trong các ứng dụng quản lý và theo dõi tài sản trong các trường hợp tài sản đó không cần theo dõi nữa sau khi rời khỏi nhà máy hoặc hoàn thành một chu kỳ nào đó. Khi đó, chúng ta có thể dễ dàng gán lại số EPC với một tài sản mới trong cơ sở dữ liệu. Nếu hệ thống được thiết lập để lưu dữ liệu lịch sử của từng tài sản dựa trên thông tin định danh là số EPC, thì sẽ không có dữ liệu nào được phép ghi đè ghi số EPC được gán lại cho một tài sản mới.
Tóm tắt:
- Thông thường, các thẻ RFID sẽ lưu lượng nhỏ dữ liệu làm thông tin định danh
- Việc ghi đè thông tin lên thẻ mở ra cánh cửa cho những sai sót do lỗi con người và lỗi trong quá trì ghi dữ liệu.
- Việc tái sử dụng thẻ hoàn toàn khác và không liên quan đến việc ghi đè thông tin lên thẻ. Tái sử dụng thẻ thường được thực hiện bằng cách ngắt liên kết với dữ liệu của tài sản cũ và liên kết với dữ liệu của tài sản mới thông qua việc liên kết số EPC với cơ sở dữ liệu.
Tình huống 3 – Ít phức tạp hơn
Việc ghi thông tin vào chip RFID có thể đơn giản hoặc phức tạp do người dùng tạo ra và thường được xác định bởi loại và định dạng thông tin được chọn để mã hóa trên thẻ. Ví dụ về quy trình mã hóa đơn giản sẽ là sử dụng EPC duy nhất được mã hóa trước trên mỗi thẻ RFID hoặc mã hóa lại số EPC để khớp với ID duy nhất của từng tài sản. Quá trình mã hóa có thể trở nên phức tạp, đặc biệt khi nhu cầu về thông tin có thể đọc được bởi con người được đưa vào.
Để mã hóa thông tin con người có thể đọc được, dữ liệu phải được chuyển đổi từ ASCII sang Hex, để mã hóa và khi đọc, được chuyển đổi ngược lại từ Hex sang ASCII. Quá trình này phức tạp hơn, thường cần phần mềm và / hoặc thuật toán bổ sung và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, người dùng có thể gặp khó khăn với lượng thông tin có thể được thêm vào ngân hàng bộ nhớ. Ngân hàng bộ nhớ 96-bit điển hình chứa 12 ký tự ASCII – ví dụ, có thể là “CARPARTMOTOR”. Nếu có nhiều động cơ bộ phận ô tô được gắn thẻ, sẽ không có cách nào để phân biệt giữa hai động cơ này.
Điều đó có nghĩa là tôi không nên sử dụng bất kỳ cơ chế chuyển đổi nào giữa ASCII và Hex? Không, nhưng việc sử dụng chuyển đổi sẽ yêu cầu một hệ thống có nhiều chức năng hơn là chỉ đọc và hiển thị cơ bản. Hệ thống vẫn phải chuyển đổi các bit thành Hex, sau đó Hex thành ASCII để chuyển tiếp thông tin. Một số ứng dụng sử dụng ASCII thường làm như vậy để mô phỏng số định danh hàng hóa hoặc số mã vạch sử dụng các chữ cái bổ sung bên ngoài phạm vi thập lục phân, được giới hạn ở các chữ cái A-F.
Khi nào, chúng ta nên sử dụng thông tin con người có thể đọc được thông qua các ký tự ASCII? Dưới đây là hai trường hợp ứng dụng thường sử dụng thông tin con người có thể đọc được để ghi vào chip RFID.
- Nếu một hệ thống không có kết nối mạng. Nếu một hệ thống không có bất kỳ kết nối mạng khả dụng nào, bao gồm cả kết nối di động, thì cách duy nhất để hưởng lợi từ hệ thống RFID là chọn một thẻ có ngân hàng bộ nhớ mở rộng và mã hóa bằng ASCII để con người có thể đọc được dữ liệu. Thông thường, điều này xảy ra ở các khu vực xa xôi nơi cần thiết bị đọc cầm tay để xác định vị trí và quét các thẻ được mã hóa bằng dữ liệu.
- Một ứng dụng nhỏ hơn với ít nhu cầu về dữ liệu và chức năng hơn. Trong một hệ thống rất đơn giản không cần lưu giữ bất kỳ dữ liệu lịch sử nào về hàng hóa được gắn thẻ, tất cả những gì cần thiết để hỗ trợ ứng dụng là thông tin về vị trí của hàng hóa. Các ứng dụng này thường có một nhóm nhỏ các thẻ được mã hóa duy nhất và con người có thể đọc được cho chức năng nhận dạng hoặc vị trí cơ bản.
Tóm tắt:
- Khuyến nghị nên mã hóa đơn giản và giảm thiểu việc chuyển đối giữa các hệ hoặc định dạng mã hóa.
- Dữ liệu có thể được được bởi con người làm cho việc đọc và ghi phức tạp hơn.
- Thông thường, khi sử dụng thông tin có thể đọc được bởi con người, không có đủ không gian trên bộ nhớ để làm cho thông tin là duy nhất.
- Hạn chế sử dụng ASCII và / hoặc dữ liệu con người có thể đọc được để ghi vào chip RFID.
Kết luận
Thông thường, cách thức liên kết EPC của thẻ RFID với cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin được khuyến khích áp dụng vì quy trình này đơn giản và hiệu quả hơn. Cơ chế này mở ra khả năng liên kết dữ liệu vô tận có thể được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định thông qua dữ liệu hàng hóa/tài sản thu thập và tổng hợp một cách toàn diện và nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm về ứng dụng của RFID trong quản lý hàng hóa/tài sản tại đây.