2 ví dụ về việc sử dụng RFID để tự động hóa hệ thống phân loại hàng hóa và băng tải

Tổng quan

Trong ngành công nghiệp, băng tải hàng được sử dụng rộng rãi từ đóng gói sản phẩm đến vận chuyển, khai thác khoáng sản thực phẩm và dịch vụ. 

Một số nghiệp vụ chính mà RFID có thể hỗ trợ trong quá trình tự động hóa bao gồm:

  • Xác minh đơn hàng;
  • Xác minh và theo dõi vận chuyển hàng hóa;
  • Theo dõi hàng hóa được bán ra;
  • Phân loại hàng hóa;
  • Dự báo bảo trì, bảo dưỡng.

Tự động hóa trong công nghiệp

Áp dụng công nghệ RFID tại các nhà máy, kho hàng hay toàn bộ chuỗi cung ứng góp phần mang lại hiệu quả, giảm lãng phí, tăng độ chính xác của tồn kho lên đến 95%. Theo Zebra Technologies, những công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất và kho bãi đều nhìn ra lợi ích của việc tự động hóa. 52% giám đốc điều hành kho hàng có kế hoạch tăng đầu tư vào công nghệ.

Tự động hóa hệ thống băng tải tại sân bay bằng RFID

Tự động hóa băng chuyền tại sân bay

Cảng hàng không quốc tế số 1 tại sân bay San Francisco đã bắt đầu triển khai một hệ thống vận chuyển hành lý của hành khách bằng các băng tải được trang bị công nghệ RFID.

Với sự phê duyệt của TSA (Tổ chức An ninh vận chuyển Hoa Kỳ), hệ thống băng tải tự động sẽ là hệ thống sử dụng chung cho tất cả các hãng hàng không. Một hệ thống check-in đồng nhất giữa các hãng hàng không sẽ cho phép khách hàng dễ dàng in thẻ lên máy bay và thẻ kí gửi hành lý tại các kiosk đặt trong sân bay hoặc tại các quầy check-in, sau đó hành lý sẽ được chuyển tới điểm cân, dán tem và cuối cùng được chuyển lên máy bay.

Nhà ga số 1 – sân bay San Francisco có 40 điểm tự động để kiểm soát việc mã hóa hành lý ký gửi của khách hàng. Tại mỗi điểm, hành lý được đặt vào một khay gắn thẻ RFID trên băng tải, tại đây thông tin thẻ hành lý liên kết với thông tin khay đựng. Các kiện hành lý được điều hướng tự động tới các cổng thích hợp để phù hợp với lịch trình di chuyển của hành khách. Trong quá trình di chuyển, khi đi qua cổng kiểm tra an ninh, hành lý có thể được điều hướng ra khỏi băng chuyền để kiểm tra sau đó được chuyển về lại băng tải chỉnh để tiếp tục đến cổng thích hợp.

RFID mang lại rất nhiều lợi ích trong hệ thống tự động hóa băng chuyền hành lý:

  • Nâng cao hiệu quả: Hệ thống quản lý hành lý tại sân bay áp dụng công nghệ RFID giúp tăng khả năng hiển thị, giảm nhân công, giảm nguy cơ thất lạc hoặc mất cắp, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng trong quá trình vận hành.
  • Tăng khả năng hiển thị: Khi chưa áp dụng RFID, tất cả các hành lý trong quá trình di chuyển từ quầy check-in đến xe chở hành lý lên máy bay đều không thể quan sát được. Với công nghệ RFID, các kiện hàng được gán thẻ RFID sẽ cho phép các bên liên quan theo dõi, quản lý kiện hàng trong suốt quá trình di chuyển tại sân bay.
  • Giảm nhân công: Nhân viên sân bay phụ trách cân hành lý, dán thẻ, quét thẻ và chuyển hành lý lên băng tải được thay thế bởi các điểm tự SLD và băng tải tự động.
  • Giảm thiểu rủi ro mất cắp hay thất lạc hành lý: Khi tất cả các hành lý được điều hướng trên cùng một hệ thống chung, tỷ lệ hành lý bị gửi nhầm hoặc chậm trễ được giảm xuống đáng kể. Hơn nữa, việc tự động hóa cũng giúp giảm lỗi do con người tránh tình trạng thất lạc, mất cắp.

Ứng dụng công nghệ RFID cho hệ thống băng chuyền phân loại hàng hóa

Honeywell – một tập đoàn sản xuất công nghiệp đa quốc gia đã tìm ra giải pháp cho bài toàn tự động hóa quy trình làm việc trong nhà máy rộng hơn 90 nghìn mét vuông nhờ công nghệ RFID.

Trước đây để di chuyển hàng hóa hay nguyên vật liệu giữa dây chuyền sản xuất và kho hàng, nhân viên phải sử dụng các xe đẩy hàng hoặc xe nâng. Để tự động hóa các quy trình đó mà vẫn giữ nguyên tính linh hoạt của nhà máy, năm 2016 Honeywell đã lắp đặt hệ thống robot MiR. Hệ thống này được trang bị công nghệ RFID cho phép quét mã và đọc thông tin của từng hộp đựng và các sản phẩm chứa bên trong.

Việc áp dụng robot cùng RFID đã giúp tiết kiệm được nhân công, tuy nhiên, trong quá trình vận hành vẫn cần có nhân công để điều khiển robot.

Năm 2019, Honeywell tiếp tục đầu tư để tiến tới tự động hóa hoàn toàn thông qua việc lắp đặt các cổng đọc RFID tại các module băng tải. Nhờ đó, robot MiR có thể tự động đặt các sản phẩm lên dây chuyền sản xuất cũng như di chuyển hàng từ băng tải về kho hàng mà không cần đến sự giúp đỡ của con người.

Hệ thống băng tải trong các nhà máy thường là các hệ thống cố định có chi phí đầu tư ban đầu cao. Để đảm bảo tính linh hoạt cho hệ thống, Honeywell đã tối ưu hệ thống bằng công nghệ RFID và đặt được tỷ suất hoàn vốn trong vòng 2 năm, đồng thời tạo ra một cơ sở hạ tần linh hoạt, hiệu quả.

Nguồn bài viết: atlasRFIDstore

Liên hệ với chúng tôi

error: Content is protected !!
Call Now Button